Giới thiệu công ty Vạn Lợi

logo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến lương thực vạn lợi

Tiền thân của Công Ty TNHH MTV Chế Biến Lương Thực Vạn Lợi là Doanh Nghiệp Tư Nhân Vạn Lợi, được thành lập vào năm 1995, chuyên kinh doanh sản xuất mua bán các loại gạo cao cấp, gia công xuất khẩu gạo...

 Sản phẩm gạo xuất khẩu Vạn Lợi

sản phẩm gạo vạn lợi

Công ty TNHH MTV Chế Biến Lương Thực Vạn Lợi chuyên cung cấp gạo xuất khẩu trên toàn quốc, sản phẩm được bình chọn là gạo xuất khẩu Việt Vam chất lượng cao, được nhiều đại lý tin dùng.

 Quy trình sản xuất & xuất khẩu gạo

logo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến lương thực vạn lợi

Cánh đồng mẫu => thu hoạch lúa => nhà máy sấy => nhà máy xây xát => nhà máy tách hạt, tách màu => nhà máy lau bóng => nhà máy đóng bao=> gạo xuất khẩu.

Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống hơn 800.000 ha lúa Thu Đông

 

Ngày 23/6, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ lúa Hè Thu 2017 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ lúa Thu Đông, lúa Mùa năm 2017 tại Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa Hè Thu 2017 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống hơn 1,6 triệu ha, giảm gần 40.000 ha so với năm trước. Tính đến thời điểm hiện nay toàn vùng đã thu hoạch khoảng 500.000 ha lúa, năng suất ước đạt trên 6 tấn/ha. Dự kiến trong tháng 7 và tháng 8 nếu thu hoạch dứt điểm toàn bộ lúa Hè Thu thì năng suất sẽ tăng hơn năm trước khoảng 300.000 - 400.000 tấn.

Nông dân tỉnh Kiên Giang chăm sóc lúa hè thu 2017

Nông dân huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang chăm sóc lúa Hè Thu 2017. Ảnh: Lê Sen/TTXVN

Hiện tại, tình hình xuất khẩu gạo có những tiến triển tốt, có thể bù đắp lại sản lượng lúa mà vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị thất thoát trong vụ Đông Xuân vừa qua.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng cây lương thực - thực phẩm, Cục Trồng trọt cho biết, theo dự báo có thể năm nay khả năng lũ sẽ về sớm và cao hơn mọi năm, do vậy các địa phương cần chủ động trong công tác xuống giống và đảm bảo an toàn cho diện tích lúa Thu Đông.

“Chúng tôi khuyến cáo các cơ quan chuyên môn cũng như nông dân cần hết sức cảnh giác với việc lũ cũng như mưa bất thường trong thời gian tới. Đối với vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên cần chú ý khi xuống giống lúa Thu Đông ở ngoài vùng đê bao, đối với vùng ven biển vào cuối vụ khả năng lũ về kết hợp triều cường tác động đến trà lúa. Riêng vùng phù sa ngọt trong trường hợp ứ đọng nước cả triều cường và lũ thì có thể gây ngập lụt cục bộ. Cả 3 vùng này hết sức theo dõi những thông tin diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn”, ông Tùng nói.

Theo Cục Trồng trọt, năm nay Đồng bằng sông Cửu Long sẽ sản xuất 832.000 ha lúa Thu Đông, tăng hơn 7.000 ha so với năm 2016; năng suất ước đạt 55,9 tạ/ha, tăng 4,93 tạ/ha; sản lượng ước đạt hơn 4,65 triệu tấn, tăng gần 450.000 tấn so với vụ Thu Đông 2016.

Việc tăng lúa Thu Đông, theo ông Tùng, là để bù đắp việc sụt giảm hơn 226.000 tấn lúa trong vụ Đông Xuân vừa rồi. Nếu như cách đây 10 năm, chỉ có 5 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa Thu Đông thì hiện nay cả vùng đều làm lúa vụ này.

Cục Trồng trọt cũng khuyến cáo, trước tình hình thời tiết và sâu bệnh có thể diễn biến bất thường, các tỉnh cần chủ động sắp xếp và chỉ đạo tuân thủ lịch thời vụ, bố trí cho từng tiểu vùng. Bên cạnh đó, cần theo dõi diễn biến của tình hình thời tiết, thủy văn để có những điều chỉnh hợp lý; rà soát lại hệ thống đê bao để đảm bảo sản xuất lúa Thu Đông; sử dụng giống chất lượng cao để phù hợp nhu cầu thị trường.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, năm 2017 dự báo lũ sớm và cao hơn trung bình nhiều năm thì một số địa phương như vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên sẽ xuống giống vào cuối tháng 6 đầu tháng 7. Còn lại vùng thuộc sông Tiền, sông Hậu, không bị ảnh hưởng của ngập lũ sẽ xuống giống vào tháng 7 và tháng 8. Riêng đối với vùng ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu sẽ xuống giống đầu tháng 8.

Ngoài việc xuống giống theo lịch thời vụ và sử dụng giống chất lượng cao để phù hợp nhu cầu xuất khẩu thì các địa phương cần chủ động nắm tình hình sâu bệnh có thể bùng phát. Hiện nay, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đang gây hại ở một số địa phương, nếu không chủ động phòng bệnh hiệu quả thì bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá quay lại và gây hại cho trà lúa giống như 10 năm về trước.

Đặc biệt các địa phương phải thực hiện nguyên tắc trên 2% diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cần phải tiêu hủy ngay. Nơi nào để dịch bệnh này lan rộng thì phải chịu trách nhiệm.

“Phải quyết liệt ngay. Thà nhầm một chút còn hơn bỏ sót để dịch bệnh bùng ra. 300.000 ha bị nhiễm bệnh làm thiệt hại 1,5 triệu tấn thóc năm 2016 là bài học đắt giá. Tôi đề nghị các địa phương không được chủ quan”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh yêu cầu.

Ông Doanh cũng đề nghị các địa phương cần tuân thủ theo lịch thời vụ, cố gắng tập trung theo 3 thời vụ đã được khuyến cáo. Việc này sẽ giúp quản lý đồng ruộng, đặc biệt là quản lý các loại dịch bệnh tốt hơn.

Ông cũng lưu ý các tỉnh cần kéo lịch thời vụ ngắn lại như đã làm trong 10 năm qua để tránh rầy, tránh lũ và có thời gian chuẩn bị cho vụ Đông Xuân tiếp theo, vụ quan trọng nhất trong năm.

Thanh Liêm (TTXVN)

Tuyển dụng

Công ty TNHH MTV Chế Biến Lương Thực Vạn Lợi tuyển dụng 100 lao động phổ thông.

Xem chi tiết

Hỗ trợ trực tuyến

Fax: +84 2923.853.234
Email: vanloifood@gmail.com - vanloi@vanloifood.com.vn
Hotline: +84 2923.852.021

Đăng ký nhận tin



Joomla Extensions powered by Joobi

Đang có 5 khách và không thành viên đang online